Triều Tiên bất ngờ phóng loạt tên lửa hành trình ra biển
Một cô gái nhìn chằm chằm vào khoảng không, con mèo Pallas trên tuyết ở Mông Cổ nằm trong số những bức ảnh chiến thắng trong cuộc thi Nhiếp ảnh gia du lịch của năm 2024.Ban giám khảo đã sàng lọc hơn 20.000 bức ảnh do các nhiếp ảnh gia từ hơn 150 quốc gia gửi đến để trao cho Piper Mackay - người chiến thắng chung cuộc giải thưởng nhiếp ảnh thế giới 2024.Tất cả các bức ảnh chiến thắng có thể được xem trên trang web của cuộc thi và tại triển lãm tại Bảo tàng và Phòng trưng bày Banbury, Vương quốc Anh, từ ngày 29 tháng 3 đến ngày 7 tháng 7 năm 2025. Triển lãm sau đó sẽ đi đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Trung Quốc.Kỹ thuật chụp bằng đèn hồng ngoại mang lại chất lượng thanh tao cho những bức chân dung phụ nữ châu Phi của tác giả, bao gồm cả bức chân dung trên của một cô gái Rendile ở miền bắc Kenya, cũng như những bức ảnh hươu cao cổ băng qua đồng cỏ ở Kenya.Những tấm lòng vàng 30.1.2024
Ngày 19.1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố việc đặt tên đường đối với Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.Tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM đã công bố nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc đặt tên đường trên địa bàn TP.HCM.Đối với Quốc lộ 1, được chia thành 3 đoạn:Đối với Quốc lộ 22, được chia thành 2 đoạn:Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km, từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) được đặt tên Hoàng Cầm (1920 - 2013), thượng tướng, nguyên Tổng thanh tra Quân đội nhân dân.Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1980 - 1987.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, quốc lộ tại TP.HCM còn là những tuyến đường lớn nhất, được hình thành và mở rộng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Sài Gòn - Gia Định nhiều thế kỷ nay, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đến nay. "Việc đặt tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước. Việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, do đó tôi mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các cơ quan chính quyền sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống người dân", bà Thúy đề nghị. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà, con trai cố đại tướng Lê Đức Anh, cho biết bản thân rất xúc động và tự hào khi tên của bố được đặt cho một trong những tuyến đường lớn tại TP.HCM. "Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bố tôi gắn bó với miền Đông Nam bộ nói chung và TP.HCM nói riêng. Hôm nay tên của bố tôi được gắn với nơi ông từng hoạt động, phải nói là rất vinh dự", ông Hà cho biết.Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 - 1997Ông tham gia cách mạng năm 1936; tháng 6.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông và nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông vượt ngục Hỏa Lò, bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động, được phân công về tham gia Ban khởi nghĩa Tỉnh ủy Hà Đông, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi đất nước thống nhất, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Phó thủ tướng Chính phủ.Đến Đại hội Đổi mới (1986), Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Mười được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 1988 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), ông liên tục được bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 - 1997Ông Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam) tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay là TP.Huế) từ năm 1937; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5.1938. Ông là người tổ chức và phụ trách nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh từ năm 1944.Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, tướng Lê Đức Anh luôn có mặt ở những chiến trường trọng yếu với nhiều khó khăn, ác liệt. Ông đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn, Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam bộ, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Lê Đức Anh trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Là Tư lệnh cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đánh vào Sài Gòn, chặn diệt quân đội Sài Gòn rút chạy kéo về tử thủ ở Cần Thơ, giải phóng nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Do có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1997 - 2001Năm 1949, ông được kết nạp đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có mặt trên mặt trận Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Tháng 4.1975, ông cùng các lực lượng Quân đoàn 2 đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định từ hướng đông, góp phần vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông được giao nhiều nhiệm vụ của quân đội. Tháng 12.1997 - 4.2001, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).Do có có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013)Ông tham gia cách mạng và nhập ngũ tháng 8.1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2.1947.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đánh mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, đưa đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, tướng Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Sau đó ông là Phó tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia. Sau chiến tranh, ông được điều động và bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng). Ông được phong Thượng tướng năm 1984.Với nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 - 1994Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8.1940. Từ năm 1941 - 1945, ông được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội; làm Bí thư Ban Cán sự Đảng các tỉnh: Bắc Ninh, Phúc Yên, Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi.Từ năm 1950, ông được điều động vào quân đội và phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới (1950); Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Đường 9 - Quảng Trị (1972)...Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội", được phong hàm thiếu tướng (năm 1958) và trung tướng (năm 1974).Tháng 6.1987, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1994 - 1999, làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.Phan Văn Khải (1933 - 2018), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1997 - 2006Từ những năm cuối của kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954), ông tham gia công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định, sau đó làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Sau khi tập kết ra Bắc, ông tham gia công tác cải cách ruộng đất; được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1959.Trong thời kỳ đổi mới, khi còn làm lãnh đạo ở TP.HCM, ông được cử ra Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng Chính phủ).Tháng 9.1997, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tháng 7.2006.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1980 - 1986; tư lệnh chiến dịch Hồ Chí MinhÔng Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) tham gia cách mạng từ năm 1936. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937.Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972). Trong đại thắng mùa xuân 1975, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và sau đó là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, Đại biểu Quốc hội nhiều khóa.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Huân chương Tự do hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huân chương Angkor của Nhà nước Campuchia tặng; và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Tặng 4.000 áo ấm cho học sinh miền núi Quảng Ngãi
Một trong những câu chuyện đặc biệt trong mùa tuyển quân năm 2025 là anh em sinh 3 Lý Tiến Tấn, Lý Tiến Tài, Lý Tiến Lộc (20 tuổi, ngụ xã Thới An Hội, H.Kế Sách, Sóc Trăng) cùng tình nguyện viết đơn nhập ngũ. Chia sẻ về quyết định của mình, Tiến Tấn cho biết: "Từ nhỏ, chúng em đã yêu thích hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ. Khi biết có đợt tuyển quân, 3 anh em cùng nhau đăng ký với mong muốn được phục vụ trong quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc. Gia đình rất ủng hộ quyết định này và chúng em sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".Chị Lâm Hồng Thúy Ngân, Bí thư Xã đoàn Thới An Hội, cho biết: "Ba anh em Tấn, Tài, Tiến là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần xung kích của thanh niên Sóc Trăng. Tôi tin rằng, với tinh thần kỷ luật, các bạn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong quân ngũ, trở thành chiến sĩ ưu tú, góp phần bảo vệ quê hương, đất nước".Tương tự, anh em sinh đôi Nguyễn Quốc Huy và Nguyễn Quốc Hoàng (ngụ ấp Phú Hòa A, xã Phú Tâm, H.Châu Thành, Sóc Trăng) cùng nhau viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Quốc Hoàng cho biết 2 anh em mong muốn tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh đi trước nên tình nguyện thực hiện nghĩa vụ công an năm 2025 để góp một phần công sức vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc. "Đây còn là môi trường giúp rèn luyện, cải thiện mình tốt hơn. Chúng em sẽ chấp hành tốt các quy định của đơn vị và nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao", Hoàng nói.Mùa tuyển quân năm 2025, Nguyễn Phát Huy (24 tuổi), Bí thư Chi đoàn ấp Cầu Đồn, TT.Huỳnh Hữu Nghĩa, H.Mỹ Tú (Sóc Trăng) là đảng viên, gương cán bộ đoàn tiêu biểu, cũng viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.Sau khi tốt nghiệp đại học ngành xây dựng, Huy tham gia công tác Đoàn tại địa phương. Với sự năng nổ và luôn tích cực trong các hoạt động Đoàn, năm 2024, Huy được bầu làm Bí thư Chi đoàn ấp Cầu Đồn.Huy chia sẻ: "Tôi rằng, trong môi trường quân đội, tôi sẽ được rèn luyện bản lĩnh, trưởng thành hơn, cũng như vận dụng kiến thức đã học để phục vụ cho quân đội. Vì vậy, tôi đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Dù biết sẽ có nhiều khó khăn, thử thách nhưng bản thân cảm thấy rất vui và phấn khởi trước ngày lên đường nhập ngũ".Một tấm gương đáng chú ý nữa là Trần Minh Khang (ngụ xã Phú Mỹ, H.Mỹ Tú, Sóc Trăng). Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ phải đi làm ăn xa nên từ nhỏ đến lớn Khang sống với ông bà nội. Khi nghe địa phương phát lệnh gọi nhập ngũ, với trách nhiệm với quê hương, đất nước, Khang đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Không chỉ có các nam thanh niên, năm nay còn ghi nhận sự tham gia của cô gái dân tộc Khmer Tạ Thị Yến Ly (23 tuổi, ngụ xã Hòa Tú 1, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Yến Ly vừa tốt nghiệp ngành luật thương mại Trường ĐH Cần Thơ. "Em luôn ấp ủ ước mơ khoác lên mình bộ quân phục. Khi biết có cơ hội tham gia nghĩa vụ quân sự, em đã đăng ký và may mắn trúng tuyển và hiện đã sẵn sàng tinh thần lên đường nhập ngũ. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, chấp hành kỷ luật và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao", Yến Ly bày tỏ.Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Sóc Trăng sẽ giao 1.650 quân cho các đơn vị. Để công tác tuyển quân năm 2025 đạt kết quả cao, Đoàn thanh niên đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Quân sự cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thanh niên phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Đoàn cũng chủ động nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, đặc biệt là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Song song với công tác tuyển quân, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Sóc Trăng còn chú trọng công tác hậu phương quân đội, kịp thời hỗ trợ, động viên gia đình tân binh, giúp thanh niên an tâm lên đường nhập ngũ.
Chương trình Bạn muốn hẹn hò tập 1.076 lên sóng cùng Quyền Linh và Ngọc Lan mai mối cho hai khách mời cùng tuổi. Chàng trai Trần Vũ Khanh (30 tuổi, Bình Phước), là nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, được ghép đôi với Trần Thị Thu Huyền, là thủ kho dược, làm việc tại TP.HCM.Giới thiệu về bản thân, Vũ Khanh cho biết anh luôn chú trọng chăm sóc sức khỏe, cố gắng cho công việc, có lối sống tiết kiệm, hướng đến cho tương lai. Vũ Khanh kể anh có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống và công việc. Trước đây, anh theo học ngành báo chí truyền thông, sau đó tự nguyện đăng ký nghĩa vụ quân sự. Sau khi ra quân, anh thử sức với một số công việc trước khi quyết định chuyển hướng sang sáng tạo nội dung.Dù có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, nhưng Vũ Khanh lại thiếu trải nghiệm trong tình yêu khi chưa từng trải qua mối tình nào. Anh còn khiến cả Quyền Linh và Ngọc Lan bất ngờ khi thừa nhận rằng "không có cảm xúc" với chuyện yêu đương. Nam MC không khỏi ngạc nhiên và đùa rằng: "Em như thế này thì sao lại không có người yêu được? Em chưa tán tỉnh, nói chuyện với con gái, vậy có tán tỉnh con trai không? 30 tuổi rồi mà vẫn chưa có người yêu thì thật lạ!".Về phía Thu Huyền, cô cho biết đã trải qua ba mối tình. Cô chia sẻ mối tình đầu trải qua thời đi học, đến khi ra trường thì mỗi người một công việc, không còn giữ liên lạc nên chia tay. Mối tình tiếp theo của Thu Huyền gắn bó được 2 năm. "Khi xảy ra mâu thuẫn về vấn đề nào đó, tôi chỉ thích nói một lần duy nhất, nếu vấn đề lặp lại, tôi sẽ không nói nữa. Bạn kia cũng không nói, dần dần tình cảm nhạt dần và cả hai chia tay trong im lặng", cô kể.Thu Huyền cho biết thêm, hiện tại cũng có nhiều người làm mai mối, nhưng quá trình tiếp xúc, trò chuyện, cô cảm thấy không phù hợp. Đến chương trình, cô đặt hình mẫu bạn trai cao trên 1,7m, gương mặt sáng. Về tính cách, cô thích người có năng lượng tích cực, biết quan tâm bạn gái, trưởng thành.Về chuyện hẹn hò, Vũ Khanh cho rằng khoảng cách giữa Bình Phước và TP.HCM không là vấn đề nếu cả hai dành tình cảm cho nhau. Anh cũng đề cập với Thu Huyền về việc sống cùng mẹ nếu cả hai tiến tới hôn nhân. Vũ Khanh thuyết phục: "Bố anh mất rồi, nhà anh chỉ còn mẹ và em gái. Trách nhiệm của anh là phải lo cho gia đình, lo cho mẹ. Anh ước nếu mình còn bố thì bố mẹ có thể lo cho nhau. Anh không thể để mẹ một mình được, vậy nên ít nhất anh phải ở gần mẹ. Anh là kiểu người sống thiên về gia đình, nếu có tổ ấm riêng, anh chắc chắn sẽ san sẻ công việc cùng với vợ của mình. Sau này, chúng ta có thể tìm hiểu, trò chuyện nhiều hơn. Anh hy vọng chúng ta có cơ hội nói chuyện để hiểu nhau hơn".Kết thúc cuộc trò chuyện, Vũ Khanh và Thu Huyền đã cùng bấm nút hẹn hò, cho nhau cơ hội để tiến xa hơn. Giây phút màn hình trái tim sáng đèn, Quyền Linh và Ngọc Lan vui mừng, gửi lời chúc, mong cả hai sớm nên duyên vợ chồng.
Đàn ông vô sinh có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp đôi bình thường
Ngày 11.3, Sở GD-ĐT Khánh Hòa cho biết đã ban hành cấu trúc và đề tham khảo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT từ năm học 2025 - 2026, trên cơ sở bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Năm học 2025 - 2026 là năm đầu tiên thực hiện thi tuyển vào lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, Sở GD-ĐT Khánh Hòa ban hành cấu trúc đề thi, giới thiệu đề tham khảo các môn thi toán, ngữ văn, tiếng Anh và đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo chuyên môn, triển khai cho học sinh, giáo viên tham khảo trong quá trình ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển vào lớp 10.Theo ông Lê Đình Thuần, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, nội dung thi sẽ bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS, chủ yếu là lớp 9, có giới hạn phạm vi kiến thức sẽ ra trong đề thi, đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình. Điều này nhằm tạo thuận lợi cho học sinh trong việc hệ thống kiến thức và khoanh vùng ôn tập.Đề thi môn tiếng Anh sẽ gồm 40 câu, trong đó 80% là câu hỏi trắc nghiệm, 20% là tự luận, bao gồm các mức độ phổ thông và phân hóa học sinh. Trong đó, 4 câu cuối có thể mở rộng bao gồm tất cả các chủ điểm ngữ pháp có chung trong các bộ sách giáo khoa.Đối với môn toán, cấu trúc đề thi sẽ gồm 6 câu gồm: Đại số liên quan đến rút gọn biểu thức, giải phương trình, hệ phương trình, vẽ đồ thị, hệ thức Vi-et, giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình, xác suất và toán thực tế; Hình học gồm chứng minh, tính diện tích, thể tích; Câu nâng cao là dạng toán thực tế gồm phương trình, bất phương trình, bất đẳng thức.Cấu trúc đề môn ngữ văn gồm 2 phần đọc hiểu và phần viết. Phần đọc hiểu, ngữ liệu ngoài SGK là một trong 3 loại văn bản: văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu có 5 câu, gồm 2 câu ở mức độ nhận biết, 2 câu ở mức độ thông hiểu và 1 câu ở mức độ vận dụng. Trong đó, có 1 câu hỏi về tiếng Việt. Phần viết môn ngữ văn sẽ có 2 câu hỏi, 1 câu yêu cầu viết đoạn văn, 1 câu yêu cầu viết bài văn, thuộc kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Nếu ngữ liệu phần đọc hiểu là văn bản văn học hoặc văn bản nghị luận văn học thì yêu cầu viết đoạn văn là nghị luận văn học, yêu cầu viết bài văn là nghị luận xã hội. Nếu ngữ liệu phần đọc hiểu là văn bản thông tin hoặc văn bản nghị luận xã hội thì yêu cầu viết đoạn văn là nghị luận xã hội, yêu cầu viết bài văn là nghị luận văn học.Đối với đề thi các môn chuyên, gồm các câu hỏi phù hợp với yêu cầu cần đạt của môn học và mục tiêu cấp THCS thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo các mức độ nhận thức từ thông hiểu đến vận dụng.Riêng các lớp chuyên vật lý, hóa học, sinh học, đề thi 3 môn này sẽ theo mạch nội dung của môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS. Cụ thể, lớp chuyên vật lý thi mạch nội dung "Năng lượng và sự biến đổi"; lớp chuyên hóa học thi mạch nội dung "Chất và sự biến đổi của chất"; lớp chuyên sinh học thi mạch nội dung "Vật sống".Cấu trúc và đề tham khảo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay được các giáo viên trong tỉnh Khánh Hòa đánh giá vừa sức. Học sinh cũng đã làm quen với những dạng bài như vậy, tuy nhiên cũng phải rèn tốt kỹ năng làm bài, nắm chắc yêu cầu thì thi mới đạt kết quả tốt. Với cấu trúc đề này thì các em học sinh không thể học thuộc lòng rồi làm bài như chương trình cũ. Do vậy tránh được tình trạng "học vẹt" như trước đây.